Phẫu thuật thành công các khối ung thư “khổng lồ” trong ổ bụng.

Thứ ba - 19/12/2023 20:23
   Hai bệnh nhân với khối ung thư khổng lồ trong ổ bụng (13,5kg và 6kg) đã được điều trị đầy thành công tại bệnh viện Ung Bướu Thành phố Cần Thơ. Đây không chỉ là một minh chứng cho tay nghề, trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên y tế mà còn là một hành trình về sức mạnh và hy vọng của người bệnh.
   Chú L.H.T 71 tuổi được chẩn đoán xơ gan, báng bụng từ nhiều tháng, điều trị tại nhiều cơ sở y tế khác nhau nhưng không giảm. Khi chú đến khám, bụng có khối u to khoảng 30cm, mật độ mềm gây khó thở khi nằm. Sau khi khảo sát với các cận lâm sàng phù hợp, chú T. được chẩn đoán là liposarcoma (một loại ung thư mô mềm hiếm gặp, hình thành trong các mô mỡ). Điều trị phẫu thuật là lựa chọn hiệu quả nhất, dù đây là một cuộc chiến không dễ dàng, nhưng niềm tin vào y khoa và đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh viện Ung Bướu Thành phố Cần Thơ, chú đã được phẫu thuật thành công. Trong hơn 120 phút làm việc khẩn trương, khối u được lấy hoàn toàn khỏi cơ thể bệnh nhân, tổng trọng lượng ghi nhận là 13,5kg.  

1
Hình 1.1: Khối u ghi nhận trên CTscan to, chiếm hết khoang bụng, chèn ép các cơ quan lân cận, nghi ngờ sarcôm mỡ

2
Hình 1.2: Hình ảnh đại thể khối u khi lấy ra khỏi người bệnh nhân, tổng cân nặng 13,5kg
 
   Tương tự chú T., chị V.T.P., 46 tuổi, đã phải đối mặt với một thách thức khó khăn khi phát hiện một khối u lớn trong ổ bụng với kích thước hơn 20cm. Bệnh nhân đã được phẫu thuật thành công. Nhiều khối u được lấy ra từ ổ bụng với kích thước to nhất lên đến 28cm, tổng khối lượng các u cân được sau mổ là 6kg.

3
Hình 2.1: Khối u trên lâm sàng và CTscan

4

Hình 2.2: Bệnh phẩm sau phẫu thuật, rất nhiều khối u lớn và nhỏ với tổng trọng lượng khoảng 6 kg
 
   Cuộc phẫu thuật đã diễn ra với sự tỉ mỉ, chuyên nghiệp và kỹ thuật cao. Điều quan trọng không chỉ là loại bỏ khối u mà còn là cách đội ngũ y bác sĩ chăm sóc và hỗ trợ chị P. qua từng giai đoạn của quá trình điều trị. Hôm nay là ngày hậu phẫu thứ 7, cũng là ngày chị P. được ra viện với tình trạng vết mổ ở bụng lành tốt, trung đại tiện và sinh hoạt vận động lại bình thường.
 
5
Hình 2.3: Bệnh nhân V.T.P ngày xuất viện
   BSCKII. Trần Minh Khởi, trưởng khoa Ngoại Tổng hợp chia sẻ: Các triệu chứng của u phụ thuộc vào vị trí và kích thước của khối u, thông thường khối u là to dần, không gây đau nên người bệnh ít quan tâm và chính điều đó thường khiến người bệnh được điều trị ở giai đoạn muộn, tỷ lệ tái phát cao. Khi u phát triển lớn, to “khổng lồ” gây chèn ép các cơ quan, người bệnh có thể có các triệu chứng: Đau bụng, bụng to, nôn, táo bón hoặc đại tiện khó. U chèn ép có thể làm gián đoạn chức năng của các cơ quan lân cận, chẳng hạn như phổi, gan hoặc các cơ quan bụng khác.
   Hiện vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Người ta cho rằng liposarcoma phát triển khi các tế bào mỡ khỏe mạnh trước đây phát triển các lỗi trong ADN của chúng và bắt đầu nhân lên nhanh chóng. Vì vậy, để phát hiện sớm u, biện pháp chính là kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, với u trong đường tiêu hóa khi có biểu hiện bất thường, bụng to bất thường, đau bụng, đại tiện rối loạn cần đi khám ngay để kiểm tra bằng các biện pháp như nội soi đường tiêu hóa, siêu âm, chụp cắt lớp ổ bụng…
   Trong những năm gần đây đã có những tiến bộ mới trong chẩn đoán và điều trị sarcôm mô mềm mang lại nhiều hứa hẹn và hy vọng sẽ cải thiện tốt hơn tiên lượng với nhóm người bệnh này. Đây không chỉ là một thành công của y học mà còn là sự quyết tâm và chăm sóc tận tâm từ đội ngũ y bác sĩ tại Bệnh Viện Ung Bướu Thành phố Cần Thơ. Nơi đây không chỉ là bệnh viện mà còn là mái nhà của hy vọng và sức khỏe. Chúng tôi cam kết tiếp tục mang đến những dịch vụ y tế chất lượng cao, kết hợp với tình thần nhân văn và sự quan tâm đặc biệt đến từng bệnh nhân.

Tác giả bài viết: LÊ MINH HẰNG

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


 
 

 
stay tuned 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây