Lên phía trên
Bệnh nhân ung thư sau đợt điều trị (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị)
Câu hỏi:
Bệnh nhân ung thư sau đợt điều trị (phẫu thuật, hóa trị, xạ trị) một thời gian nay đã ổn định (ăn uống ngon trở lại, hết bị nôn và khó chịu), vậy có còn bị yếu tố sụt cân trong ung thư ảnh hưởng nữa không? cần tiếp tục chú ý gì trong chế độ ăn uống?
Trả lời:

Bệnh nhân sau khi điều trị được bác sĩ xác nhận bệnh ổn định, bệnh nhân chuyển sang chế độ theo dõi thì không còn yếu tố gây sụt cân nữa vì các yếu tố gây sụt cân gắn liền với sự phát sinh, phát triển của khối u. Khi khối u không còn thì các yếu tố này cũng mất đi. Chế độ ăn uống trở lại bình thường.

Có 2 vấn đề bệnh nhân cần lưu ý:

Sau điều trị bệnh nhân còn trong chế độ theo dõi, thường là 5 năm. Chế độ ăn cần hợp lý, cần đủ chất dinh dưỡng và nên bỏ thói quen ăn uống có hại như: ăn gỏi, ăn sống, thịt nướng, muối…; không dùng nhiều chất kích thích như: rượu, bia, các thức ăn có nhiều chất cay.. cũng không nên ăn quá nhiều hoặc kiêng quá mức cần thiết.

Một số bệnh ung thư có một phần nguyên nhân là ăn uống. Vì vậy, nên tuân thủ nghiêm túc chế độ thực phẩm như: ăn ít chất béo, nhiều chất xơ và hoa quả. Một số bệnh ung thư sau điều trị bệnh có ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa cần tuân thủ ý kiến của bác sĩ điều trị. Sau phẫu thuật cắt bỏ một số cơ quan như: dạ dày, tụy, đại tràng hoặc sau tia xạ vùng miệng, họng, thực quản… cần chế biến thực phẩm phù hợp với từng bệnh nhân.

Lên phía trên
Bác sĩ tuyến cơ sở có đủ trình độ chẩn đoán ung thư không?
Câu hỏi:
Bác sĩ tuyến cơ sở có đủ trình độ chẩn đoán ung thư không?
Trả lời:
Mặc dù để chẩn đoán chắc chắn một bệnh ung thư cần phải có nhiều kỹ năng và xét nghiệm đặc biệt nhưng bất cứ bác sĩ nào cũng có thể khám và phát hiện các triệu chứng của bệnh. Do vậy, tốt nhất là đi khám ở tuyến cơ sở trước và nếu cần làm các xét nghiệm cao cấp thì bác sĩ sẽ giới thiệu lên tuyến trên.
Lên phía trên
Ung thư vú không được ăn các sản phẩm nào?
Câu hỏi:
Bị ung thư vú không được ăn các sản phẩm làm từ đậu nành phải không? Trên một số tờ báo mạng có đăng bài như thế.
Trả lời:
Các nghiên cứu trước đây cho thấy, đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nành có chứa isoflavone – là chất giống như estrogen có thể làm ung thư vú phát triển. Nhưng isoflavone cũng có tác dụng kháng lại tế bào ung thư và có lợi cho tim mạch. Nghiên cứu gần đây nhất (năm 2011) cho thấy, đậu nành và các thực phẩm làm từ đậu nành tốt cho bệnh nhân sau điều trị ung thư vú, nhất là bệnh nhân châu Á như chúng ta. Bạn có thể yên tâm uống sữa đậu nành và ăn đậu hũ nếu thích.
Lên phía trên
Tiêm vắc-xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung
Câu hỏi:
Người đang mang thai có được tiêm vắc-xin phòng ngừa ung thư cổ tử cung không? (Thu Huyền,Hậu Giang)
Trả lời:
Tiêm phòng vắc-xin ung thư cổ tử cung có hiệu quả nhất đối với bạn nữ từ 9 – 26 tuổi, chưa có quan hệ tình dục. Những phụ nữ đã có gia đình hoặc vẫn trọng độ tuổi tiêm phòng thì vắc-xin vẫn có tác dụng đối với nhóm đối tượng này. Người đang mang bầu không được phép tiêm phỏng loại vắc- xin này, nhưng nếu muốn tiêm để phòng ngừa thì sau khi sinh vẫn có thể tiêm được, tuy nhiên nhớ phải tiêm đủ 3 mũi.
Lên phía trên
Bệnh ung thư có yếu tố di truyền không ?
Câu hỏi:
Thưa bác sĩ, bệnh ung thư có yếu tố di truyền không ? Nếu có thì thường ở những bệnh ung thư nào? Làm cách nào để phòng ngừa các bệnh này? (Minh Quân, Cà Mau)
Trả lời:
Phải phân biệt di truyền và gia truyền. Ung thư nào cũng do sự xáo trộn gien hay yếu tố di truyền, nhưng các ung thư truyền từ cha mẹ sang con cái mới là gia truyền (chiếm 10%). Có vài loại ung thư gia truyền như: ung thư vú, ruột già, tuyến giáp, ung thư mật của trẻ em… nhưng đừng quá sợ, vì có loại bệnh rất hiếm như đa pôlýp gia đình mới gây ung thư ruột, hay ung thư dạng tủy của tuyến giáp chỉ chiếm tỉ lệ rất nhỏ. Hiện không phòng ngừa được ung thư gia truyền, nhưng có thể lưu tâm khám sức khỏe định kỳ và biết cách rà tìm khi bệnh chưa có triệu chứng hoặc lưu ý các triệu chứng báo động.

 
 

 
stay tuned 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây