Kết quả công trình cho thấy: Đột biến gen
KRAS trong ung thư đại trực tràng là 35,42%, tất cả đều là đột biến điểm. Tỷ lệ đột biến gen
KRAS tại codon 12 và 13 lần lượt là 25% và 6,25%. Chỉ có 1 trường hợp đột biến ở codon 10. Đột biến gen
KRAS thường gặp ở trực tràng (50%) hơn so với đại tràng (18,18%). Các đặc điểm bệnh học khác như giới, loại mô học, độ mô học, giai đoạn TNM không có liên hệ với đột biến gen
KRAS. Trong 32 trường hợp giải trình tự chuỗi gen
BRAF, không ghi nhận trường hợp đột biến nào.
Hội đồng đã đánh giá kết quả nghiên cứu mang lại rất nhiều ý nghĩa thiết thực, đây là nghiên cứu đầu tiên của Việt Nam về sinh học phân tử thực hiện trên 4 gen
KRAS, BRAF, NRAS và
PIK3CA của bệnh ung thư đại trực tràng, kết quả cho chúng ta 1 số liệu về tình trạng đột biến gen trên bệnh ung thư đại trực tràng, qua đó đã hoàn thiện về kỹ thuật sinh học phân tử, đề tài cũng đào tạo được 01 thạc sĩ và 01 tiến sĩ chuyên ngành giải phẫu bệnh công tác tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ. Đây là cơ sở quan trong để triển khai các xét nghiệm sinh học phân tử trong ung thư tại bệnh viện Ung bướu Cần Thơ trong thời gian tới.