banner3
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM CHỮA BỆNH BẢO HIỂM Y TẾ VÌ QUYỀN LỢI, SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI THAM GIA BẢO HIỂM Y TẾ

Hội thảo tối ưu hóa điều trị ung thư phổi

Thứ tư - 19/04/2023 22:03
Hội thảo tối ưu hóa điều trị ung thư phổi
            Chiều ngày 19/04/2023, Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ đã tổ chức hội thảo chuyên đề "Tối ưu hóa điều trị Ung thư phổi không tế bào nhỏ với Afatinib – EGFR TKI thế hệ 2".
          Tham dự Hội thảo có: Tiến sĩ bác sĩ Võ Văn Kha – Giám đốc Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ (chủ tọa), bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Tuấn Khôi, bác sĩ chuyên khoa II Mai Văn Nhã, bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Minh Thiện, bác sĩ chuyên khoa I Huỳnh Thị Mỹ Huỳnh… là các chuyên gia, các Bác sĩ đến từ Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh (BVUBTPHCM) và Ung bướu Cần Thơ.
         Afatinib là một loại thuốc ức chế các thụ thể của EGFR, một protein tương tác với tế bào ung thư phổi để thúc đẩy sự phát triển của chúng. Afatinib thuộc nhóm thuốc ức chế tyrosine kinase, sử dụng bằng đường uống. Sử dụng Afatinib đã được chứng minh là hiệu quả trong điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ, một loại ung thư phổi phổ biến nhưng khó điều trị.
         Hội thảo đã tập trung vào các nghiên cứu mới và các kết quả điều trị trong đời thực khi sử dụng Afatinib trên bệnh nhân Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Cụ thể trong dữ liệu đời thực điều trị Afatinib bước 1 trên bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ tại BVUBTPHCM đã cho thấy điều trị với Afatinib có tỷ lệ đáp ứng và tỷ lệ kiểm soát bệnh cao, thời gian điều trị trong nghiên cứu có trung vị 18.3 tháng, nhất quán với các báo cáo trên bệnh nhân Châu Á.  Những điểm đáng chú ý trong phần báo cáo bác sĩ chuyên khoa II Mai Văn Nhã là kết quả của nghiên cứu RESET – một nghiên cứu kinh nghiệm thực tế ở Hàn Quốc về điều trị tuần tự Afatinib – Osimertinib. Đầu tiên, đối với bệnh nhân điều trị Afatinib bước 1 thất bại, phần lớn bệnh nhân sẽ xuất hiện đột biến thứ phát T790M và bệnh nhân có cơ hội điều trị bước 2 với Osimertinib. Trong khi đối với bệnh nhân điều trị bằng Osimertinib có xuất hiện kháng thuốc thì lựa chọn điều trị bước tiếp theo còn nhiều hạn chế. Thứ hai, điều trị bước 1 với Afatinib giúp kéo dài thời gian sống thêm toàn bộ hơn 3 năm, bao gồm cả điều trị hóa trị bước 2 nếu không xuất hiện đột biến thứ phát T790M. Tương tự vậy, báo cáo về nghiên cứu TAMIYA ở Nhật Bản của bác sĩ chuyên khoa I Huỳnh Thị Mỹ Huỳnh cũng chỉ ra rằng, khởi trị với Afatinib nối tiếp Osimertinib có thể mang lại lợi ích lâm sàng tốt hơn, là một chiến lược điều trị khả thi và hiệu quả ở bệnh nhân Châu Á.
        Buổi hội thảo đã cung cấp cho các bác sĩ những kiến thức cơ bản về cơ chế hoạt động của Afatinib, tác động của nó đến tế bào ung thư phổi và cách sử dụng Afatinib trong thực tiễn lâm sàng. Những kiến thức này sẽ giúp các bác sĩ nắm vững và áp dụng thành công Afatinib trong việc điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ.
        Đây là một sự kiện sinh hoạt khoa học quan trọng tạo điều kiện cho các bác sĩ trẻ có cơ hội thảo luận và trao đổi, cập nhật kiến thức mới nhất và các kinh nghiệm quý báo từ các chuyên gia trong lĩnh vực điều trị ung thư phổi.

IMG 1681899439336 1681955721717
IMG 1681899439446 1681955723355
IMG 1681899439468 1681955723744
IMG 1681899439490 1681955724045
IMG 1681899439534 1681955724679
IMG 1681899475069 1681955728539
IMG 1681899475094 1681955728751
IMG 1681899475116 1681955728940
 

Tác giả bài viết: Lê Minh Hằng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn


 
 

 
stay tuned 1
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây