Khoa Kiểm Soát Nhiểm Khuẩn
- Thứ ba - 09/04/2024 10:35
- In ra
- Đóng cửa sổ này
1. Lịch sử hình thành và phát triển
- Khoa được thành lập theo Quyết định số 878/QĐ-SYT của Sở Y tế thành phố Cần Thơ ngày 07 tháng 5 năm 2009 tiền thân là khoa Chống nhiễm khuẩn.
- Khoa Chống nhiễm khuẩn được đổi tên thành khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn theo Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 “Hướng dẫn công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh và chữa bệnh”.
- Sau một chặng đường hình thành và phát triển, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đã đạt được những thành tựu đáng kể, đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đồng thời công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh.
2. Nhân sự:
Tổng số 20 nhân viên, Trong đó: Điều dưỡng chuyên khoa cấp 1: 01; Cử nhân điều dưỡng: 01; Bác sĩ: 01; Cao đẳng điều dưỡng: 01; Kỹ thuật y Cao đẳng: 01; Kỹ sư môi trường: 01; Cao đẳng thực phẩm: 01; Y công: 6; Hộ lý: 7
Lãnh đạo khoa
- Trưởng khoa: ĐDCKI. Nguyễn Thị Thanh Loan
- Điều dưỡng trưởng khoa: CNĐD Phạm Văn Bừng
3. Chức năng nhiệm vụ của khoa
- Đầu mối tham mưu cho Giám đốc về các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Thông tư 16/2018/TT-BYT.
- Tổ chức hoặc phối hợp với các khoa, phòng liên quan triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Thông tư 16/2018/TT-BYT
- Xây dựng mô tả công việc cho nhân viên y tế của khoa.
- Xây dựng định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật và đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hóa chất liên quan đến hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn và kiểm tra, giám sát việc sử dụng.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn của thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế và học viên.
- Tổ chức truyền thông về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.
- Thực hiện nghiên cứu khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn.
.
- Khoa được thành lập theo Quyết định số 878/QĐ-SYT của Sở Y tế thành phố Cần Thơ ngày 07 tháng 5 năm 2009 tiền thân là khoa Chống nhiễm khuẩn.
- Khoa Chống nhiễm khuẩn được đổi tên thành khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn theo Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 “Hướng dẫn công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám bệnh và chữa bệnh”.
- Sau một chặng đường hình thành và phát triển, khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn đã đạt được những thành tựu đáng kể, đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân. Đồng thời công tác Kiểm soát nhiễm khuẩn đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc và điều trị bệnh.
2. Nhân sự:
Tổng số 20 nhân viên, Trong đó: Điều dưỡng chuyên khoa cấp 1: 01; Cử nhân điều dưỡng: 01; Bác sĩ: 01; Cao đẳng điều dưỡng: 01; Kỹ thuật y Cao đẳng: 01; Kỹ sư môi trường: 01; Cao đẳng thực phẩm: 01; Y công: 6; Hộ lý: 7
Lãnh đạo khoa
- Trưởng khoa: ĐDCKI. Nguyễn Thị Thanh Loan
- Điều dưỡng trưởng khoa: CNĐD Phạm Văn Bừng
3. Chức năng nhiệm vụ của khoa
- Đầu mối tham mưu cho Giám đốc về các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Thông tư 16/2018/TT-BYT.
- Tổ chức hoặc phối hợp với các khoa, phòng liên quan triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại Thông tư 16/2018/TT-BYT
- Xây dựng mô tả công việc cho nhân viên y tế của khoa.
- Xây dựng định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật và đề xuất mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hóa chất liên quan đến hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn và kiểm tra, giám sát việc sử dụng.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn của thành viên mạng lưới kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế và học viên.
- Tổ chức truyền thông về kiểm soát nhiễm khuẩn cho nhân viên y tế, học viên, người bệnh, người nhà người bệnh và khách thăm.
- Thực hiện nghiên cứu khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn.
.