Bệnh viện Ung bướu thành phố Cần Thơ

https://bvubct.vn


CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ PHỔI
Trong những năm gần đây, trên toàn thế giới, bệnh ung thư đã vượt qua bệnh tim mạch để trở thành căn nguyên gây tử vong hàng đầu với tỷ lệ mắc bệnh cao và độ tuổi mắc bệnh ngày càng giảm . Với tốc độ phát triển dân số và sự gia tăng tuổi thọ như hiện nay thì ước tính đến năm 2050, thế giới sẽ có thêm khoảng 27 triệu trường hợp ung thư mới mắc và khoảng 17,5 triệu bệnh nhân tử vong mỗi năm ; trong đó phải kể đến ung thư phổi (UTP),  căn nguyên gây tỷ lệ mắc và tử vong hàng đầu với thể ung thư phổi không tế bào nhỏ (UTPKTBN) chiếm đến 85% các trường hợp.
Đa phần ung thư phổi có liên quan đến tiền sử hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động.. Tuy nhiên ung thư phổi vẫn có thể xuất hiện ở bệnh nhân không hút thuốc do nguyên nhân kết hợp: yếu tố di truyền, amiăng, không khí ô nhiễm, khí radon….
Cùng với đó, những tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng có nhiều phương pháp mới và hiệu quả hơn trong chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả căn bệnh này: chụp cắt lớp liều thấp, soi khí phế quản, phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm đích, liệu pháp miễn dịch.
  1. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh:
Hút thuốc, đặc biệt là thuốc lá điếu, cho đến nay là tác nhân chính gây ra ung thư phổi. Trong khói thuốc lá có chứa ít nhất 73 chất gây ung thư đã biết, như là benzo (a) pyren,  NNKbuta -1,3-dien, và một đồng vị phóng xạ của poloni đó là poloni - 210.
Tại các nước phát triển, 90% số ca tử vong do ung thư phổi ở nam giới trong năm 2000 được cho là do hút thuốc, tỉ lệ này đối với phụ nữ là 70%. Hút thuốc cũng là nguyên nhân của khoảng 85% số ca mắc bệnh.
  • Radon là một loại khí không màu, không mùi được tạo ra từ hoạt động phân rã chất phóng xạ radi là sản phẩm phân rã của urani và được tìm thấy trong lớp vỏ Trái Đất. Các sản phẩm phân rã của quá trình phóng xạ ion hóa vật chất di truyền, gây ra những sự đột biến mà đôi khi chuyển đổi thành ung thư.
  • Amiăng là loại chất có thể gây ra nhiều loại bệnh ở phổi khác nhau, trong đó có ung thư phổi. Hút thuốc lá và amiăng có ảnh hưởng kết hợp trong việc dẫn tới sự hình thành ung thư phổi.
  • Ô nhiễm không khí ngoài trời có một tác động nhỏ đến sự gia tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Các hạt vật chất nhỏ (bụi PM2.5) và các sol khí sunfat (có trong khí thải xe cộ) có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ nhẹ.  Lượng NO2  trong không khí tăng lên 10 phần tỉ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên 14%.
  • Di truyền
  • Một số sản phẩm của sự cháy (cháy không hoàn toàn, than đá [khí thải phát ra trong nhà từ việc đốt than], khí hóa than, dầu nhựa than đá, than cốcbồ hóng, khí thải động cơ diesel)
  • Một số khí độc (metyl ete [dùng trong công nghiệp], Bis-(clorometyl) ete, mù tạc lưu huỳnh, MOPP [ hỗn hợp vincristin-prednison-mù tạc nitơ-procarbazin ], hơi sơn)
  1. Chẩn đoán:
  1. Triệu chứng lâm sàng:
  • Giai đoạn sớm thường không có triệu chứng
  • Giai đoạn muộn có một số triệu chứng
    • Đường hô hấp: ho, ho ra máu, khò khè, khàn giọng, khó thở.
    • Triệu chứng toàn thân: sụt cân, mệt mỏi, móng tay dùi trống.
    • Triệu chứng do ung thư di căn, chèn ép: đau nhức xương, đau đầu, nuốt khó, phù áo khoát, liệt 2 chân do u chèn ép tủy, yếu nữa người do di căn não, viêm phổi do u gây bít tắt. Các cơ quan ung thư phổi di căn thường gặp đó là não, xương, tuyến thượng thận, phổi còn lại, gan, màng ngoài tim, và thận.
p4
Triệu chứng thường gặp của Ung thư phổi
 
  1. Chẩn đoán ung thư phổi:
  • Khám lâm sàng: phát hiện hạch vùng cổ, nách, triệu chứng phổi, triệu chứng di căn.
Xquang phổi thường quy:
p5
 
Hình ảnh U phổi trên Xquang
 
  • Phát hiện và đánh giá đặc điểm khối u nhu mô phổi
  •  Đánh giá liên quan của khí quản, phế quản chính
  • Phát hiện xâm lấn thành ngực
  • Đánh giá hạch, xâm lấn vùng rốn phổi hai bên và trung thất
  •  Phát hiện các vùng xẹp phổi và viêm phổi do khối u
  •  Phát hiện tràn dịch màng phổi
  • Siêu âm:
    • Phát hiện tràn dịch màng phổi, hướng dẫn chọc dò, chọc hút dịch
    • Hướng dẫn sinh thiết khối u sát thành ngực, đánh giá xâm lấn vào thành ngực, sinh thiết khối trung thất trước, trên
  • CT scanner đa dãy:
    • Phát hiện khối u
    •  Đánh giá khí quản, phế quản chính
    •  Phát hiện xâm lấn thành ngực
    • Đánh giá xâm lấn, hạch rốn phổi, trung thất
    • Đánh giá xâm lấn mạch máu
    •  Phát hiện di căn
    • Định vị và hướng dẫn sinh thiết khối u
  • MRI:
    •  Đánh giá xâm lấn thành ngực, rãnh liên thùy
    • Phát hiện/đánh giá xâm lấn trung thất, cột sống, ống sống
    • Đánh giá hạch rốn phổi và trung thất ở những bệnh nhân mà CT không rõ ràng, có chống chỉ định tiêm thuốc cản quang (chụp CT) Diffusion MRI
    • Phân biệt khối u nằm trong vùng phổi xẹp, xác định vi trí sinh thiết • Phát hiện di căn não, cột sống, tuyến thượng thận.
  • PET /CT, PET /MRI:
    •  Phát hiện hạch di căn rốn phổi trung thất và di căn xa Với đội nhạy và đặc hiệu cao hơn CT thường qui: 70 và 50 so với 89 và 94)
    • Theo dõi điều trị: Phẫu thuật, tia xạ, Hóa trị
  • Xét nghiệm tế bào học: nhằm mục đích tìm xem có tế bào ung thư trong dịch màng phổi, dịch phế quản, hạch, dịch màng tim.
  • Xét nghiệm giải phẫu bệnh: Tiêu chẩn vàng trong chẩn đoán bệnh ung thư. Có các loại:
    • Ung thư phổi tế bào nhỏ
    • Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: ung thư biểu mô gai, ung thư biểu mô tuyến, ung thư tế bào lớn,…
    • Các loại khác: Lymhôm, ung thư mô liên kết, ung thư di căn phổi.
  • Xét nghiệm hóa mô miễn dịch: Xác định nguồn gốc tế bào trong hợp khó xác định, ứng dụng xét nghiệm PDL1 ứng dụng trong liệu pháp miễn dịch.
Xét nghiệm gen: Một trong tiến bộ trong ứng dụng chẩn đoán điều trị nhắm đích, như đột biến gen EGFR, ALK, ROS, Braf,…
 
p6
Sinh thiết u phổi dưới hướng dẫn CLVT

 
3. Điều trị
  • Phẫu thuật
    • Hiệu quả điều trị cao khi bệnh giai đoạn sớm.
    • Có thể phẫu thuật nội soi
    • Phương pháp: cắt 1 phần phổi hoặc 1 bên phổi.
  • Hóa trị
    • Điều trị hỗ trợ sau phẫu thuật một số trường hợp
    • Phối hợp cùng xạ trị
    • Hóa trị trong các giai đoạn III, IV
    • Đường dùng có nhiều lựa chọn phù hợp thể trạng người bệnh: truyền tĩnh mạch, uống. Ứng dụng hóa trị liều thấp cho bệnh nhân lớn tuổi, thể trạng kém.
  • Xạ trị
    • Một số trường hợp quá giai đoạn phẫu thuật, bệnh chưa di căn
    • Sau hóa trị, u còn tồn lưu
    • Chỉ định cho bệnh nhân thể trạng tốt, với mô phỏng 3D hoặc bằng PET/CT sẽ hạn chế tác dụng phụ.
  • Điều trị nhắm đích:
    • Hiệu quả điều trị cao
    • Có thể sử dụng cho bệnh nhân thể trạng kém, lớn tuổi
    • Tác dụng phụ ít
    • Các thuốc: Genifenib, Erlotinib, Afatinib, Osimetinib,…
    • Điều kiện có đột biến EGFR nhạy thuốc
    • Thường nhóm bệnh nhân có tie lệ đột biến cao: dân tộc châu Á, Phụ nữ, không hút thuốc lá, giải phẫu bệnh ung thư biễu mô tuyến.
  • Điều trị miễn dịch:
    • Phương pháp điều trị mới, hiệu quả cao so các phương pháp khác bệnh nhân giai đoạn di căn xa.
    • Sống còn kéo dài, tỉ lệ đáp ứng cao
    • Chi phí đắt.
    • Biểu hiện PDL1 càng cao càng hiệu quả.
4. Dự phòng
  • Phòng tránh các yếu tố nguy cơ, đặc biệt hút thuốc lá (chủ động và thụ động), không khí thoáng đảng, đeo bảo hộ lao động đúng.
  • Khám sức khỏe định kì: đặc biệt người có yếu tố nguy cơ cao nên tầm soát sớm ung thư phổi.
5.Kết luận:
Hiện tại Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ đã triển khai đầy đủ phương pháp chẩn đoán và điều trị ung thư Phổi.
“ Hãy lắng nghe bản thân nói, để phát hiện sớm bệnh ung thư”














 

Tác giả bài viết: Ths.Bs Huỳnh Minh Thiện

Nguồn tin: tin benh vien

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây